Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 224 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Danh Lam - Thắng Cảnh
Tìm Danh Lam - Thắng Cảnh  
Chùa Hội Khánh - Tỉnh Bình Dương

Chùa Hội Khánh là một ngồi chùa cổ của xứ Thủ Dầu Một. Chùa do thiền sư Đại Ngạn khai sơn vào năm Tân Dậu (1741). Nguyên thủy, chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, thuộc ấp Bộng Dầu, dưới tàn cây cổ thụ sum sê. Có lẽ đây là ngôi chùa nhỏ trên mảnh đất không rộng rãi lắm và cũng rất hẻo lánh, cách xa xứ đô hội Cù lao Phố và xứ Gia Định nên ít được biết đến. Điều này đã giải thích vì sao chùa Hội Khánh không có tên trong mục tự quán của sách Gia Định thành thông chí cũng như Đại Nam nhất thống chí

Ngôi chùa trên đồi thời đầu ấy đã bị giặc Pháp đốt trong khi thực dân đánh chiếm miền đông Nam Kỳ. Năm Mậu Thìn (1868), chùa được xây lại và dời xuống dưới chân đồi, nay ở số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trên một mặt bằng khoảng 700m2 kết cấu kiến trúc cơ bản của chùa là bốn ngôi nhà chính gồm: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông lang và Tây lang. Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu "sấp đọi" nối liền nhau theo thức "trùng thềm điệp ốc" phổ biến của đình chùa truyền thống xứ Đàng Trong. Song sự khác biệt rất dễ nhận ra là bố cục các ngôi nhà ấy hoàn toàn độc đáo. Tiền điện và chính điện thường là kiến trúc ghép song song nhưng ở đây giảng đường lại là một ngôi nhà "trở đòn dông dọc" như kiểu nhà thờ Thiên chúa giáo, đặt thẳng góc với cụm kiến trúc chính điện - tiền điện. Đây là một "biến tấu" trong kiểu thức kiến trúc đình, chùa truyền thống của xứ Nam Kỳ. Đặc điểm kiến trúc cá biệt của chùa Hội Khánh biểu hiện rõ rệt hơn cả là kiểu thức kết cấu của bộ khung. Kết cấu khung của tiền điện, chính điện và giảng đường đều không tuân theo kết cấu tứ trụ (vuông vức và phát triển không gian đều ra 4 phía) - một kiểu thức đặc trưng của kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng gọi là Stupa (phù đồ = tháp) của Phật giáo (hay gọi là tứ tượng theo tâm thức dịch lý) mà chúng ta có thể thấy ở đại đa số đình, chùa, miếu, võ ở Nam Kỳ. Trái lại, kết cấu bộ khung chùa Hội Khánh là kết cấu của nhà rường (còn gọi là nhà xiên trính) của kiến trúc dân dụng thông thường mở cho chúng ta một giả định là chùa được tạo dựng bởi lớp thợ Thủ Dầu Một còn mang đậm kỹ thuật xây dựng và phong cách trang trí chạm trổ của các thợ xứ Huế. So sánh các công trình chạm trổ trang trí ở các cột, bao lam, bao lam bàn thờ..., ngay trong chùa cũng có sự khác biệt của hai phong cách nghệ thuật. Nếu các bao lam bàn thờ, nơi trưng bày các bộ tượng La Hán, tượng Minh Vương thể hiện rõ kỹ thuật "dùng nhát đục để hoàn chỉnh tác phẩm" của thợ Thủ thời cận đại (những năm 1920 -1930 về sau) với đễờng nét sắc sảo cứng cáp, thì các bao lam trên xà ngang ở những hàng cột tiền điện lại được chạm tế kiểu với đường nét thanh mảnh và rõ ràng là được cạo gọt tỉ mỉ. Đặc điểm dễ nhận ra đặc trưng của các thợ Thủ kỳ cựu là cấu tạo bao lam theo khuôn đố, và cách ráp thẳng góc hình thước thợ: một mảng chạm nổi tên trên thanh ngang của khuôn và hai mảng chạm lộng ghép vào góc của khuôn tạo nên một trang trí đơn giản, làm tăng giá trị mỹ thuật cho các bộ phận kiến trúc mà vẫn thanh tú. Đặc điểm này hoàn toàn khác với xu hướng lấy sự cầu kỳ và "duy số lượng" của trang trí kiến trúc Hoa mà ta thường thấy ở các đền miếu của người Hoa ở Chợ Lớn và ngay cả các ngôi chùa Ông, chùa Bà của xứ Thủ Dầu Một này. Dấu tích biểu thị rõ rệt phong cách nghệ thuật của lớp thợ Thủ kỳ cựu ở đây có lẽ là những mảnh phù điêu trang trí trên khung cửa phía sau giảng đường. Sự khác biệt của các bức chạm của lớp thợ Thủ cận đại so với lớp thợ Thủ kỳ cựu là những bao lam dây nho, lá lật và hoa phù dung, bao lam phù dung - phụng trên các bàn thờ khác ở chính điện. Bức chạm dây nho đối xứng nhau hai bên một "mặt gỗ" hình bầu dục có thể coi là tiêu chí của điêu khắc gỗ chịu ảnh hưởng môtip trang trí phương Tây mà chúng ta thường thấy ở các bộ bàn ghế Louis. Mặt khác, bao lam Thập bát La Hán ở hàng cột cái trước Phật điện lại chỉ ra một kiểu cách chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu nghệ thuật của thợ người Hoa mặc dù nó đã bớt rườm rà và mảng khối thanh tú hơn tính chất ô dề mà chúng ta thường bị choáng ngợp bởi sự lắm tầng nhiều lớp của các bao lam ở chùa Hoa. Sự tương đồng về đặc điểm đồ tượng học và phong cách nghệ thuật của chùa Hội Khánh và chùa Giác Viên không chỉ nhận ra ở bao lam Thập bát La Hán mà còn ở bộ tượng Di Đà tam tôn và nhất là bộ tượng Ngũ hiền (Tứ Bồ Tát và Phật). Điều này cộng với niên đại làm lại của hai ngôi chùa (Hội Khánh 1868; Giác Viên 1891) là cứ liệu để chúng ta xếp chúng vào thế hệ tượng gỗ Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Chùa Hội Khánh từ lâu được trở thành danh lam của Thủ Dầu Một không chỉ đơn thuần nó là ngôi cổ tự có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đã từng được người Pháp chọn làm mô hình để đưa sang Marseille triển lãm cùng với đình Bà Lụa mà mặt khác là do ở đây có những danh tăng đạo cao đức trọng, đào tạo ra đội ngũ tăng sĩ và là một trong những tụ điểm của những người yêu nước trong thời kỳ đen tối của lịch sử đầu thế kỷ này cũng như trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang sau đó. Những năm 1945 - 1954, chùa Hội Khánh là trụ sở của tổ chức Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Tăng sĩ và Phật tử của chùa là lực lượng nòng cốt. Giai đoạn lịch sử này, trong hàng ngũ tăng ni Phật tử nổi bật là Thiền sư Minh Tịnh, chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Từ năm 1930, ông phát tâm đi ấn Độ, qua Tây Tạng để chiêm bái đất Phật. Ngày 17 tháng 4 năm 1937 ông lên đường đi ấn Độ, qua Népal, Buhtan. Sau 2 năm hành hương trên đất Phật, ông trở về nễớc. Năm 1940, ông xây chùa Thiên Chơn (Búng) và sau lập chùa Tây Tạng. Ngoài việc đạo, thiền sư Minh Tịnh tham gia sáng lập "Hội truyền bá quốc ngữ" hoạt động trên địa bàn Phú Cường suốt năm 1944-1945. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử trên 200 năm, các kiến trúc xưa của chùa Hội Khánh hầu như vẫn còn nguyên vẹn... Đấy là niềm tự hào lớn của đồng bào Bình Dương ngày nay. Hãy một lần đến Bình Dương để ghé chùa Hội Khánh, được đứng dưới rừng cây sao để tâm linh được nhắc nhở về một quá khứ hào hùng của biết bao tiền nhân đã ngã xuống để có một Hội Khánh ngày nay...



Các thông tin khác:
* Sững sờ trước vẻ đẹp cổ kính của Bổ Đà cổ tự ở Bắc Giang
* Hồ Pác Mỏ - Thắng cảnh đẹp ở Lạng Sơn
* Núi chùa Non Nước - Thắng cảnh đẹp ở Ninh Bình
* Đền Cửa Ông - đền Cặp Tiên - Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của Quảng Ninh
* Cao nguyên đá Đồng Văn - Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi biên cương Tổ quốc
* Tràng An cổ - điểm đến thú vị ở Ninh Bình
* Sức hút hồ T’Nưng, Gia Lai
* Chùa Hang – Thắng cảnh đẹp ở Kiên Giang
* Thác Nặm Tạu - Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia ở Hà Giang
* Khám phá biển Cổ Thạch đẹp như tranh vẽ
* Về Kinh Bắc khám phá vẻ đẹp Đền Đô
* Suối Đá Giăng (Nha Trang) – Điểm đến thú vị
* Hang Tiên 2 (Quảng Bình): Vẻ đẹp kỳ vĩ
* Vẻ đẹp tháp Hòa Lai – Ninh Thuận
* Thác Giang Điền
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Trung tâm London
Cầu Kobe


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm