Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 1684 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Linh hồn trong lễ hội của người Chăm
Âm nhạc là một phần rất quan trọng đối với lễ hội của người Chăm, trong đó nhạc cụ mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, đồng thời còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm.

Âm nhạc là một phần rất quan trọng đối với lễ hội của người Chăm, trong đó nhạc cụ mang lại thanh âm, giai điệu độc đáo, cuốn hút, đồng thời còn chứa đựng cả thế giới tâm linh, tín ngưỡng riêng của người Chăm

Nhạc cụ như một vị thần

 

Trong bộ nhạc cụ truyền thống của người Chăm thì trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai là bộ nhạc cụ chính trong dàn nhạc lễ Chăm và là biểu tượng của một thể thống nhất các bộ phận của vị thần. Trong đó, kèn Saranai là biểu tượng cho phần đầu, trống Paranưng là phần bụng (ôm vào bụng ngồi vỗ), đôi trống Ghinăng là hai chân (luôn để bắt chéo và ngồi biểu diễn, một tay vỗ vào mặt trống phía trên và một tay cầm dùi để đánh phía dưới). Được người Chăm xem như loại nhạc cụ thiêng liêng nên trước những ngày lễ hội Katê khi mang ra sử dụng phải làm lễ cúng, xin phép thần linh và được diễn tấu trong lễ nghi cúng tế, thỉnh mời và nghênh đón thần linh.

 

Bàn tay tài hoa điêu luyện, sự kiên nhẫn và tình yêu với văn hoá tổ tiên đã giúp người Chăm chế tác ra chiếc trống, kèn để rồi trong các lễ hội, đặc biệt lễ hội Ka tê, tiếng trống Paranưng, trống Ghinăng và tiếng kèn Saranai lại vang lên.

Trống Paranưng cái tâm con người

 

Trống Paranưng có hình tròn, bịt da một mặt, thân trống làm bằng gỗ. Xung quanh thân trống có đục 12 lỗ, mỗi lỗ được giữ chặt bằng mỗi con nem và có quấn dây mây xung quanh. Trống có 3 âm chính: tác, tăm, tằm. Trống này được người Chăm xem là biểu trưng cho lồng ngực (tim, phổi, ngũ tạng), là biểu hiện cái tâm con người. Khi sử dụng trống Paranưng nghệ nhân Chăm đặt trống trước ngực, để vành trống tì vào đùi, tay trái đặt lên vành trống, vừa để giữ trống, vừa để vỗ, tay phải để tự do, với thủ pháp rung ngón và đôi khi dung cả bàn tay trái bịt lại để tạo thành âm ngắt, tay phải vỗ vào mặt trống để tạo nên âm trầm, nếu đánh nửa bàn tay sẽ tạo âm thanh bổng

Trống Ghinăng có đôi có cặp

 

Nhạc cụ truyền thống của người Chăm rất đa dạng và phong phú, bao gồm bộ gõ hay còn gọi là họ màng rung, bộ hơi và bộ dây. Bộ gõ bao gồm các loại trống: Ghinăng, Paranưng...; bộ hơi có kèn Saranai, tù và ốc biển; bộ dây có đàn ca nhi, nhị mu rùa... Nhạc cụ Chăm sử dụng trong lễ hội bao gồm: Đàn Kanhi, trống Ghinăng, Paranưng, kèn Saranai, Hagar (trống nhỏ), Chiêng, Asăng (tù và), Tăngek (nhạc gõ bằng 2 cây gỗ). Ngoài ra, còn có Mã la do người Raglai biểu diễn. Nhạc cụ của người Chăm nhằm phục vụ cho lễ hội, mỗi nhạc cụ, nhóm nhạc cụ lại được gắn với từng lễ hội hoặc người hành lễ của một lễ hội cụ thể.

Trống Ghinăng là trống dài hình trụ, thường biểu diễn bằng cặp đôi để nghiêng nằm chéo hơi phình ở giữa và được bào nhẵn cả trong lẫn ngoài. Hai mặt trống căng da, mặt nhỏ căng da dê, đường kính 0,24m, mặt này người Chăm gọi là chang (mặt dương) vỗ bằng tay có 2 âm chính tớ, tìn. Trống Ghinăng bao giờ cũng được làm một cặp. Khi diễn tấu người nghệ nhân đặt chéo hai trống với nhau, một mặt tiếp đất, một mặt hướng lên trời, điều đó thể hiện sự hoà hợp âm dương cũng như đời sống tâm linh và sinh hoạt thường ngày của người Chăm. Mặt trống Ghinăng tiếp đất bao giờ cũng được đánh bằng tay phải và được đánh bằng dùi, còn mặt hướng lên trời bao giờ cũng được vỗ bằng tay không với kỹ thuật biểu diễn điêu luyện.

Kèn Saranai- nhạc cụ định âm

 

Kèn Saranai được thổi bằng hơi, cấu trúc gồm 3 phần gắn liền nhau: Phần chuôi (gali) làm bằng đồng, bên trong có gắn lưỡi gà bằng lá buông, dùng để thổi, phần thân (rup) làm bằng gỗ đục rỗng 7 lỗ chính phía trên và một lỗ phụ ở phía dưới để điều khiển các nốt nhạc, phần loa kèn làm bằng gỗ quí, sừng trâu hoặc ngà voi, rỗng ruột. Kèn Saranai là nhạc cụ định âm duy nhất hiện hữu trong đời sống tín ngưỡng, trong sinh hoạt lễ hội và đời thường của người Chăm. Kèn Saranai có chức năng thổi phần giai điệu dựa theo tiết tấu trống Paranưng và trống Ghinăng, ngoài ra kèn thường được diễn mở đầu cho mỗi điệp khúc mới hay chuyển từ điệp khúc này sang điệp khúc khác theo hiệu lệnh của người vỗ.

 

Trong ba nhạc cụ thì trống Paranưng là nhạc cụ duy nhất được sử dụng linh hoạt, có thể chơi một mình. Theo phong tục của người Chăm thì các hội được phân ra nhiều cấp bậc, lễ hội ở đền tháp, lễ hội làng, lễ hội dòng tộc, nghĩa là sau khi thực hiện các nghi lễ tại đền tháp, lễ hội sẽ về với từng làng Chăm rồi đến với từng gia đình trong niềm vui của mọi nhà.

Tiếng kèn, tiếng trống hoà quyện cùng với những điệu múa Chăm trong ngày lễ Katê khiến cho người nghe, người xem có cảm giác như đang bước vào thế giới của huyền thoại và cổ tích. Đằng sau mỗi nét nhạc rộn rã, mỗi điệu múa uyển chuyển là chất bay bổng, lãng mạn cả một đời sống tâm hồn phong phú của đồng bào Chăm. Theo quan niệm của người Chăm, 3 nhạc cụ kèn Saranai, trống Ghinăng và trống Paranưng tượng trưng cho trời đất và con người nên chúng được diễn tấu cùng nhau thể hiện sự hoà nhập thiên, địa, nhân thể hiện bằng một bản hoà ca dưới đất trời thiên nhiên, đây được xem như là một lời cảm tạ, cầu mong một năm đất đai tươi tốt, nguồn nước dồi dào./.



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Hồ Xuân Hương Đà Lạt
Chùa Phật Ngọc
Cầu Phú Mỹ rực rỡ về
Làng cổ Shinrakawago


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm