Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 6711 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Lễ hội ngư dân và tục lệ tế rước độc đáo
Lễ hội ngư dân và một số tục lệ tế rước, hình thức diễn xướng độc đáo góp phần làm nên nét đặc trưng của Lễ hội cổ truyền. Tục tế thần Điểm Tước (vết chân chim) trong Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Theo cổ lệ, một tuần trước khi vào chính hội (9/8 Âm lịch), tức ngày 30/7 Âm lịch, hàng tổng có kiệu long đình, bát biểu ra đền Nghè rước bát hương về Đình Công để sáng sớm hôm sau tế thần Điểm tước, khai hội đấu ngưu. Ngày mùng 8 có Lễ mộc dục, tẩy rửa đồ thờ, tắm rửa, vót sừng cho trâu, thay rợ trâu bằng sợi mây nước. Sau đó là Lễ trình trâu vào sáng mùng 2/8. Sáng mùng 9/8, rước trâu đi chọi. Đặc điểm của Lễ rước trong hội chọi trâu là rước cả khi hội kết thúc. Trâu thắng giải Nhất được rước bát hương đền Nghè cùng cờ “Thượng đẳng thần” về đình làng. Xã có trâu thua cũng phải rước long đình, bát biểu về đình làng thắng cuộc, sau đó mới rước về đình làng mình.

Tục giết thịt cả trâu thắng cuộc và thua cuộc ngay sau khi kết thúc Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn gắn với yếu tố tâm linh: Mong có sự may mắn cho cả làng. Trâu chọi giết thịt xong khiêng lên giá gỗ đưa vào đình tế. Tế xong, đem đĩa tiết và mấy cái lông cổ của trâu hất xuống đất theo tục lệ xưa. Trừ người đi mua trâu và người nuôi trâu được chút phần hơn, còn lại là “quân phân thần huệ”, tức là chia đều như nhau, kể cả chức sắc, chức dịch. Người ta tin rằng ăn miếng thịt trâu chọi sẽ gặp nhiều may mắn trong năm.
 

Bên cạnh tục giết thịt trâu, màn múa cờ trong hội chọi trâu là hình thức diễn xướng tái hiện một phần sự kiện lịch sử (giống cảnh diễn ra quân đánh giặc Ân trong hội Gióng, cảnh diễn cờ lau tập trận của hội Hoa Lư, cảnh rước thuyền trên Lục Giang Giang của hội đền Kiếp Bạc). Trình diễn hết 3 lần thì kết thúc để người dịch loa vào mời các “ông trâu” vào sới chọi, bắt đầu cuộc chiến. Màn múa cờ có giá trị văn hóa tía hiện một phần sự kiện Quận He Nguyễn Hữu Cầu tế cờ chuẩn bị cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỉ 18 mà Đồ Sơn được chọn làm căn cứ địa.
 

Trò kéo xa mã (ngựa chiến) của ngư dân Hoàng Châu – Cát Hải trong ngày hội cùng tên 10 tháng 6 Âm lịch. Sau các nghi lễ rước linh vị hai vị thành hoàng từ Miếu Giáp Đông, Giáp Đoài về dinh, thành viên hai giáp  tham gia cuộc chơi khi có hiệu lệnh của chủ quản. Ngựa chiến được trang trí đầy đủ dây cương, yếm hoa, cổ đeo nhạc, cơ động trên 4 bánh xe bằng gỗ. Mỗi đội kéo ngựa chạy đủ 3 vòng, không chạm vạch quy định và không làm tổn hại đến xa mã của dối phương, về đích sớm là thắng cuộc.
 

Trò đi cà kheo, bơi thuyền trong hội làng Quần Mục, Đại Hợp, Kiến Thụy tổ chức từ ngày 2/5 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Đây là trò chơi, là sinh hoạt dân gian của những người thạo nghề chài lưới, đi biển trong hội làng. Trong đó có đi cà kheo trên cạn giữa các xóm, giữa các thanh niên nam nữ với nhau sau các màn thi bơi chèo tại làng Quần Mục. Có kheo cao 5m. Từu một dụng cụ dùng đi te bắt tôm cá ven biển, cà kheo là đạo cụ trình diễn trong ngày hội làng, phản ánh sự gắn bó của ngư dân Quần Mục với nghề biển, chài lưới.
 

Lễ rước nước cầu ngư trong hội Đình – Vinh Quang, Tiên Lãng cầu cho “Vũ thủy thuận hòa, nhân khang vật thịnh, của cải đề đa, phong đăng hòa cốc”. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 3, ngày nước nổi, dân làng lại lập đàn bên bờ biển tế thần nước trong 3 ngày đêm. Ngoài ra, còn tổ chức một số trò chơi dân gian như tổ tôm điếm, vật, cờ người.
 

Tục thả đèn giấy trong Lễ hội đảo Dáu: Lễ hội tổ chức vào ngày 9-10/2 Âm lịch, là ngày của ngư dân các làng, vạn chài Đồ Sơn và khắp miền duyên hải tưởng nhớ Nam Hải Thần Vương – vị thần biển linh thiêng. Trong ngày hội đảo Dáu, thả đèn giấy là một tập tục, nghi lễ cầu cho sóng yên biển lặng, thần biển phù hộ cho ngư dân trong việc đi biển, đánh bắt tôm cá.
 

(Báo Hải Phòng Cuối Tuần)



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Cầu Kobe
Dinh Độc Lập
Hồ Xuân Hương Đà Lạt
Chùa Phật Ngọc


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm