Hướng dẫn | Đăng nhập | Đăng ký |    

VietNam English
Online 3649 | Hotline: (84 8) 37 156 156
Văn hóa - Lễ hội
Tìm Văn hóa - Lễ hội  
Tết tháng Bảy của người La Chí, Lào Cai
Tết tháng Bảy "cu cù tê" hay còn được gọi là tết uống rượu tháng Bảy của người La Chí. Đây là ngày tết có ý nghĩa quan trọng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, dân bản có cuộc sống bình yên của người La Chí.

 

Theo phong tục, gần đến tết tháng Bảy, tộc trưởng của các dòng họ tập trung tại nhà già làng để chọn ngày lành tháng tốt thông qua cách tính 12 con giáp hoặc xem chân gà. Người giúp việc (còn gọi là sú vé) đi thông báo cho các gia đình ngày ăn tết.

Thang

Người La Chí thường ăn tết kéo dài từ ngày 01/7 - 15/7 mới kết thúc. Từ ngày mùng 2, cả làng đã rộn ràng không khí mổ trâu - đây là phong tục truyền thống lâu đời của người La Chí. Trước đây, trâu mổ trong tết tháng Bảy thường là trâu của làng, do các hộ gia đình trong làng góp tiền vào mua, sau đó giao cho một - vài gia đình trong làng có trách nhiệm nuôi trâu, đến ngày tết tháng Bảy thì mổ. Sau ngày lễ mổ trâu, các dòng họ đều tổ chức lễ ăn tết tại nhà tộc trưởng của dòng họ. Sau khi con cháu trong gia đình đến đông đủ, trưởng họ tháo trống, tháo chiêng treo gần nơi bàn thờ tổ tiên, rồi lấy chiếc giỏ tre treo trên bàn thờ tổ tiên xuống, dùng lá chuối lót bên dưới cho mấy miếng thịt trâu đặt vào trong, lấy một miếng lá chuối khác đặt úp lên trên. Ngày tết, các trưởng tộc đều phải làm rượu "hoẵng", đây là loại rượu rất đặc trưng của người La Chí chỉ dùng trong các ngày lễ tết. Rượu hoẵng được lần lượt đổ vào các sừng trâu để trưởng họ làm lễ cúng. Sau khi chuẩn bị xong, trưởng tộc mặc quần áo theo phong tục truyền thống, lưng đeo một miếng da trâu, một tay cầm sừng trâu, một tay cầm một sợi dây treo củ gừng rồi miệng lẩm nhẩm cúng gọi ba đời tổ tiên về ăn tết. Mời xong, ông cầm chén uống hết rượu để làm lý rồi lại tiếp tục gọi người khác. Sau lễ cúng, trống, chiêng nổi lên rộn rã trong suốt những ngày dân làng ăn tết.

Theo lý của người La Chí, sau khi các dòng họ trong làng tổ chức lễ cúng hôm trước thì đến ngày thứ hai, các trưởng tộc của các dòng họ trong làng lại tập trung tại nhà già làng để tổ chức lễ cúng chung của làng. Khi đi, trưởng mỗi trưởng tộc sẽ mang theo một cái sừng trâu, một chiếc giỏ tre, một chai rượu và một ít thịt trâu để làm lý cúng. Khi các trưởng tộc đã đến đông đủ, trưởng tộc sai người giúp việc hạ trống, chiêng treo gần nơi bàn thờ để tổ chức lễ cúng. Lễ cúng được diễn ra tại gian giữa, dưới bàn thờ tổ tiên của nhà già làng. Các thầy cúng trong hội đồng già làng, thường có 7 người do làng bầu ra thông qua hình thức bói chân gà. Bảy người trong hội đồng già làng là những người đảm nhiệm các phần việc khác nhau trong lễ cúng. Sau khi chuẩn bị xong, "mủ cốc" là người gõ trống, gõ chiêng báo hiệu cho nghi lễ cúng bắt đầu, những người trong hội đồng già làng ngồi quây thành một vòng tròn trước bàn thờ tổ tiên của già làng để làm lễ cúng. Khi hành lễ, họ phải ăn mặc chỉnh tề theo đúng phong tục truyền thống, trước mặt đặt một chiếc giỏ bên trong có mấy miếng thịt trâu, một tay cầm sừng trâu, một tay cầm sợi dây treo củ gừng. Già làng là người cúng trước, ông báo cáo với cụ tổ của người La Chí cùng với cụ tổ tiên ba đời trở xuống. Sau đó, các thầy cúng khác trong hội đồng già làng lần lượt cúng mời các vị thần quản lý, cai quản giống cây trồng, vật nuôi, các vị thần cai quản rừng… về ăn tết với dân làng. Sau lễ cúng, mọi người cùng ăn uống vui vẻ.

Ngày tiễn các cụ đi thường được tổ chức vào ngày "Dậu" của tháng, con cháu của người La Chí tập trung đông đủ về khu nhà "cu cù tê" được dân làng dựng lên ở giữa làng làm nơi tổ chức lễ cúng và vui chơi của cộng đồng. Ngôi nhà "cu cù tê" được làm theo kiểu nhà sàn, đây là ngôi nhà có ý nghĩa rất linh thiêng đối với cộng đồng, ví như là nơi hội họp của các vị thần linh, các cụ tổ tiên trong các dịp lễ tết. Lễ cúng diễn ra trang trọng, đúng theo phong tục truyền thống, có trống, có chiêng nổi lên từng hồi. Các cụ trong hội đồng già làng sẽ ngồi trên ngôi nhà "cu cù tê" bày giỏ, mâm, rượu cúng tiễn đưa cụ tổ của người La Chí cùng các cụ tổ tiên ba đời về nơi ở làm ăn, rồi phù hộ cho dân làng có cuộc sống ấm no, yên ổn, mùa màng tốt tươi.

(Theo dulichvietnam.com.vn)



Các thông tin khác:
* Tham quan làng nghề bánh gai ở xã Hát Lót - Sơn La
* Nghề làm bánh chưng gù ở Bản Tùy (Hà Giang)
* Điện Biên: Lễ hội hoa Ban năm 2018
* Thái Nguyên tổ chức lễ hội “Hương sắc Trà xuân - vùng chè đặc sản Tân Cương”
* Ra mắt lễ hội Tulip lớn nhất Việt Nam tại Vinpearl Nha Trang
* Khai hội Lim mang đậm bản sắc văn hóa vùng Kinh Bắc
* Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê
* Sli – Dân ca đặc sắc của người Nùng ở Thái Nguyên
* Khai mạc Hội hoa Sở năm 2017
* Độc đáo Lễ hội bơi Đăm ở Hà Nội
* Náo nức với Mùa hội Cỏ hồng đầu tiên ở Đà Lạt
* Tục chặt củi ‘bắt chồng’ của người Jẻ-Triêng Kon Tum
* Khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - An Giang 2017
* Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An
* Ẩm thực Huế - Đại sứ văn hóa Việt Nam
Tour mới nhất
- Ngày khởi hành: 24/01/2013
- Ngày về: 24/12/2013
- Giá tour: 243 USD/Khách
Ảnh đẹp
Sông Hàn về đêm
Cung điện Buckingham
Tử cấm thành Huế
Làng cổ Shinrakawago


Giới thiệu | Qui định | Thanh toán | Sitemap | Liên hệ
© 2008 - 2024 Tourbalo - Member Of PMV Corp, Tòa Nhà SBI, Công Viên PM Quang Trung, Quận 12, HCMC
Website: www.Tourbalo.com - Tourbalo.vn, thông tin địa danh, bản đồ du lịch, vé máy bay, thuê xe, khách sạn, khu giải trí, shoping - mua sắm